Bạn có bao giờ thắc mắc với nghi thức bê tráp cần kiêng cử gì không? Trong lúc làm lễ bê tráp của người Việt Nam, có những kiêng kị dành riêng cho cô dâu, chú rể và cả đội ngũ bê tráp. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, hãy luôn ghi nhớ những kiêng kị trong lễ ăn hỏi để có thể đón may mắn và hạnh phúc nhé. Để biết thêm nhiều điều về nghi thức này cùng Charming Flower tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Nghi thức bê tráp là gì?


Bê tráp hay thường được gọi là bưng quả hay bưng lễ. Đây là một nghi thức diễn ra trong ngày ăn hỏi của đôi trẻ. Bao gồm đội bê tráp nam dành cho nhà trai và đội đỡ tráp nữ là của phía nhà gái. Đội ngũ bê tráp nam sẽ trao các bộ tráp ăn hỏi cho đội nữ với ngụ ý nghĩa trao duyên và chúc phúc cho cặp đôi sắp thành vợ thành chồng. Với lời chúc trăm năm hạnh phúc dành cho đôi trẻ.

Trước khi nghi thức diễn ra, đội bê tráp hai bên sẽ được nhận lì xì trả quả cho nhau. Sau khi trao tráp, đội nam và đội nữ sẽ tiến hành trao lì xì cho nhau. Hành động này còn thể hiện ý nghĩa trao lại duyên, đồng thời là lời chúc phúc cho đội bê tráp trong tương lai sẽ có một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn viên mãn.

1. Kiêng nhầm lẫn trong thứ tự bê tráp

Khi bê tráp, gia chủ cũng cần chú ý tới thứ tự bê tráp (tùy theo số lượng tráp).

Đối với lễ ăn hỏi thì tầm từ 5-7 tráp:

Thứ tự từ trước ra sau cụ thể là tráp cau – tráp rượu thuốc – tráp hoa quả tạo hình rồng phượng – tráp bánh cốm, bánh phu thê, tráp chè, hạt sen.

Đối với lễ ăn hỏi tầm 9-11 tráp:

Thứ tự cụ thể như sau: Tráp cau – tráp rượu thuốc – tráp lợn sữa – tráp hoa quả tạo hình rồng phượng – tráp xôi – tráp bia / nước ngọt – tráp bánh cốm, phu thê, tráp chè, hạt sen.

2. Kiêng sai lệch trong quy trình bê tráp

Bước thứ nhất: Chuẩn bị

Trước khi nghi lễ diễn ra, hai gia đình sẽ ngồi lại bàn bạc và thống nhất về số lượng mâm tráp ăn hỏi. Sau đó, chuẩn bị tráp và đội hình bê tráp. Đến ngày giờ đã định sẵn thì nhà trai sẽ xuất phát đến nhà gái đúng giờ lành.

Bước thứ hai: Trao tráp

Khi đội ngũ bê tráp của nhà trai đến nhà gái sắp xếp theo thứ bậc trong gia đình. Đi đầu sẽ là ông bà, bố mẹ rồi đến chú rể, đội ngũ bê tráp và các thành viên khác. Sau đó, nghi thức trao tráp giữa hai nhà sẽ diễn ra.

Để biết bê tráp cần kiêng gì thì bạn đừng bỏ qua bước này nhé. Sau khi trao tráp, đội nam nữ bê tráp sẽ trao nhau các phong bao lì xì để trả duyên cho nhau, theo tương truyền nếu không trả duyên sẽ bị ế lâu năm.

Bước thứ ba: Nhận quả và mở quả

Sau khi thủ tục trao tráp xong, hai bên gia đình sẽ ngồi uống trà nước và giới thiệu về người đại diện cho 2 họ. Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do có buổi gặp mặt, đại diện nhà gái sẽ đại diện cảm ơn và hoàn thành nghi thức. Sau đó, mẹ chú rể cùng mẹ cô dâu sẽ mở tráp.

Bước thứ tư: Cô dâu sẽ ra mắt gia đình hai bên

Trong nghi thức bê tráp cần kiêng một điều là cô dâu không nên tự ý xuống nhà mà phải đợi chú rể lên phòng đón cô dâu xuống để chào hỏi hai bên gia đình.

Bước thứ năm: Làm lễ gia tiên nhà gái

Sau khi đã ra mắt cô dâu, mẹ cô dâu sẽ lấy một số lễ vật trong tráp đặt lên bàn thờ gia tiên thắp hương cúng bái ông bà tổ tiên. Bố của cô dâu sẽ đưa dâu rể đến bàn thờ nhà gái để cùng thắp hương, ngụ ý ra mắt cửu huyền thất tổ trong gia đình.

Bước thứ sáu: Thống nhất về lễ cưới

Thực hiện nghi thức cúng bái tổ tiên xong thì gia đình hai bên sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và tổ chức lễ cưới.

Bước thứ bảy: Lại quả

Nhà gái sẽ thực hiện thủ tục chia đồ lại quả cho nhà trai, sau đó trả lại các mâm tráp cho nhà trai để đem về. và trong khi chia đồ lại quả, chỉ nên xé bằng tay chứ không nên dùng kéo cắt. Đồ lại quả nên lưu ý là số chẵn (thông thường sẽ là 10 lễ vật) Khi trả mâm tráp, phải để ngửa nắp tráp lên trên, không nên đóng lại.

3. Bê tráp cần kiêng những ngày nào?


Văn hóa truyền thống Việt Nam từ rất lâu vẫn chú trọng ngày giờ làm lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ rước dâu. Theo ông cha ta ngày trước, đám cưới làm vào ngày lành tháng tốt thì cuộc sống vợ chồng sau này sẽ êm ả và thuận lợi hơn. Vì vậy, bê tráp cũng cần kiêng những ngày giờ như sau:

Kiêng kỵ các ngày có sao Cô Thần, sao Quả Tú, sao Không Phòng, bởi cô dâu sẽ suốt đời cô quạnh, hiếm con…
Kiêng cưới hỏi vào năm cô dâu có tuổi kim lâu để tránh được những điều rủi ro về hôn nhân như hiếm muộn, hôn nhân không bền chặt, sớm chia ly…
Không cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch (hay còn gọi là tháng cô hồn, tháng Ngưu Lang – Chức Nữ chia ly).
Đội bê tráp phải là nam thanh nữ tú chưa có gia đình. Không nên chọn những người đã có gia đình, đang mang thai hay nhiều hơn tuổi cô dâu chú rể.
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đối với việc cưới hỏi cũng vậy. Để có được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và tràn đầy viên mãn; các cặp đôi nên tìm hiểu bê tráp kiêng cử thế nào và tuân theo các nguyên tắc cho hợp lý.