Vậy là hai bạn đã quyết định về chung một nhà rồi! Thế nhưng chưa kịp vui mừng lâu thì bạn lại gặp phải một khó khăn khác: làm cách nào để lên kế hoạch cho một đám cưới hoàn hảo? Bạn không muốn phụ thuộc quá nhiều vào bố mẹ và muốn tự mình giải quyết, thế nhưng thật sự không biết bắt đầu từ đâu? Hãy đến với dịch vụ của chúng tôi Charmingflowers tự tin sẽ đem lại cho bạn một không gian đám cưới tuyệt đẹp. Cùng chúng tôi tham khảo việc lên kế hoạch cho một đám cưới chỉnh chu nhất nhé
1. Lên kế hoạch
Có rất nhiều câu hỏi khi bạn lên kế hoạch trước cho việc tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, ở bước đầu để tránh công việc bị lộn xộn, bạn nên tập trung trả lời những câu hỏi chính và chung nhất sau để có một đám cưới hoàn hảo:
- Các ngày cụ thể cho đám cưới (ngày đặt tiệc cưới, ngày chụp ảnh cưới, ngày sắm đồ cưới,…)
- Bạn đám cưới của mình quy mô sẽ như thế nào: một bữa tiệc ấm cúng tại gia hay một đám cưới hoành tráng ở nhà hàng sang trọng)
- Bạn muốn tự mình lo toan để tiết kiệm chi phí hay thuê dịch vụ?
- Kế hoạch dọn dẹp nhà cửa, những thứ lặt vặt cần chuẩn bị cho việc tiếp khách những ngày chuẩn bị đám cưới (cốc chén, lọ hoa, bàn nước,…)
- Xác định các dịch vụ liên quan gồm những gì: thuê ô tô, thuê đồ cưới, thiệp cưới, thợ chụp ảnh làm phim, dịch vụ hoa cưới
- Xác định những người liên quan và giúp đỡ bạn trong ngày cưới: quan viên hai họ, chủ hôn, người trang điểm, phù dâu, phù rể, bưng tráp, người phụ tiếp khách, trông coi nhà cửa,…
2. Chọn ngày cưới
Trong văn hóa Á Đông, việc chọn ngày làm lễ cưới rất quan trọng và thường được quyết định bởi bố mẹ hai bên gia đình cũng như các yếu tố tâm linh. Chính vì thế, các cặp đôi nên hỏi ý kiến bố mẹ sớm để chuẩn bị cho lễ cưới được chu toàn.
Bên cạnh đó, hai bạn cũng nên chủ động chọn ngày làm tiệc cưới sao cho phù hợp với thời gian biểu của cả hai, đồng thời cũng tính đến cả thời gian rảnh rỗi của phần lớn khách mời (ở thành phố thường là thứ 7, chủ nhật). Việc chọn ngày cưới sớm sẽ giúp các bạn biết được thời gian chuẩn bị cho đám cưới còn bao lâu để có kế hoạch triển khai các công việc cần làm một cách tốt nhất và kịp thời nhất.
3. Khám sức khoẻ
Nhiều người vì tâm lý e ngại hoặc chủ quan nghĩ rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh mà bỏ qua việc đi khám sức khỏe trước khi kết hôn. Tuy nhiên, khám sức khỏe trước hôn nhân lại là việc rất quan trọng và hết sức cần thiết, tránh những vấn đề phát sinh về sức khỏe sinh sản hay việc mắc các bệnh truyền nhiễm, nhằm lưu giữ gia đình hạnh phúc.
Đừng quên sắp xếp thời gian để ghé thăm phòng khám của bác sĩ trước khi quyết định đi đến hôn nhân nhé. Bên cạnh đó, thư giãn, bớt căng thẳng cũng là một cách để chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.
4. Chọn trang phục cưới
Đây là công đoạn tưởng chừng đơn giản nhưng lại mất thời gian nhất. Ai cũng muốn mình được lộng lẫy nhất trong ngày trọng đại, vì vậy luôn luôn đắn đo và chọn lựa, loay hoay rất lâu, có người thậm chí mất cả mấy tháng trời. Vì vậy hãy xác định trước nếu bạn tự nhận mình là người khó tính và sẵn sàng chịu chi một chút để may đồ, hãy thực hiện trước tầm 2-3 tháng trước ngày cưới. Còn nếu chỉ thuê, nên dự trù thời gian thoải mái, có thể 1 tháng trước ngày cưới diễn ra.
5. Chụp ảnh cưới
Công đoạn chụp ảnh cưới bao gồm:Quyết định nên thuê studio hay tự chụp; Lựa chọn các địa điểm chụp ảnh cưới; Xác định phần ngân sách dành cho chi phí chụp ảnh cưới, xác định thời gian chụp ảnh cưới. Ngày nay các hình thức chụp hình cưới càng ngày càng đa dạng và phong phú với nhiều concept. Bạn hãy cân nhắc để lựa chọn một concept ảnh cưới thật ấn tượng để có những album để đời của mình nhé!
6. Mua nhẫn cưới
Cô dâu chú rể nên dành thời gian 2 – 3 tháng trước ngày cưới để bắt đầu đi chọn nhẫn. Bởi không phải đôi uyên ương nào cũng chọn được kiểu dáng nhẫn yêu thích ngay từ lần thử đầu tiên mà có thể phải đặt làm theo số đo riêng. Mỗi mẫu nhẫn đặt làm riêng có thể mất cả tháng, nên việc mua sớm sẽ giúp bạn không bị thúc ép vì ngày cưới đang tới gần.
Đặc biệt, ngân sách cũng là một dấu chấm hỏi lớn khi bạn quyết định mua nhẫn cưới đẹp. Hãy cân nhắc không nên chọn loại nhẫn cưới quá đắt tiền hay quá nổi bật vì đó là thứ bạn luôn đeo bên mình nhưng an ninh thì không phải lúc nào cũng có thể đảm bảo.
7. Lên danh sách khách mời
Đối với những cặp đôi muốn đặt tiệc cưới ở những nhà hàng lớn, có thể họ sẽ yêu cầu bạn phải đặt trước 3 tháng, 6 tháng, có khi cả năm. Vì thế, việc lên danh sách khách mời sẽ phải được tiến hành từ khá sớm. Hai bạn hãy cùng nhau liệt kê danh sách khách mời, sau đó trao đổi chi tiết với bố mẹ để có được danh sách khách mời cuối cùng, bao gồm cả nhóm khách mời phát sinh để không bị sót và nắm được số lượng đặt thiệp mời.
8. Lên kế hoạch trăng mật
Nếu như đám cưới là giây phút trọng đại trong cuộc đời mỗi người để tuyên bố với tất cả thế giới rằng hai bạn đã thực sự là của nhau thì tuần trăng mật lại là cột mốc đánh dấu những tháng ngày đầu tiên trong đời sống vợ chồng. Nhiều người quan niệm, tuần trăng mật ngọt ngào, mặn nồng sẽ đưa đến một đời sống vợ chồng hạnh phúc, viên mãn. Vì thế hãy tìm hiểu địa điểm để có một nơi khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất về khí hậu, ẩm thực, văn hóa,..để tuần trăng mật thật thoải mái.
9. Dự trù ngân sách
Luôn luôn cần một con số dự trù trước khi thực hiện mua bất cứ thứ gì, kể cả là nhỏ nhất. Đám cưới là lúc mà mọi thứ chi tiêu dễ bị chồng chéo, mất kiểm soát nên việc dự trù là hết sức cần thiết. Bạn có thể hỏi ý kiến của bố mẹ, anh chị, tham khảo giá cả trước từ những người chuyên mua bán để có kế hoạch chi tiêu hợp lí nhất.
10. Đăng ký kết hôn
Thực hiện xong 9 bước trên và có một đám cưới thật ngọt ngào, thế nhưng nếu bạn không làm bước thứ 10 này thì tất cả sẽ chỉ là giá trị tinh thần. Giấy chứng nhận kết hôn không chỉ mang tính pháp lý mà còn có vai trò gắn kết, khiến cho hai bên đều cảm thấy có trách nhiệm hơn với đời sống vợ chồng và với con cái sau này. Vì vậy đừng quên đi đăng ký kết hôn để chứng nhận rằng hai bạn thực sự thuộc về nhau nhé!
Trên đây là những bước căn bản nhất để lên kế hoạch cho một đám cưới hoàn hảo mà bất cứ cặp đôi nào cũng nên thực hiện để có được một hôn lễ đạt đúng theo tâm nguyện của mình.