Đám hỏi hay còn được gọi là lễ đính hôn, đây là một trong những nghi thức không thể thiếu trong phong tục truyền thống của người Việt Nam chúng ta. Từ xa xưa đến nay, thủ tục đám hỏi không thể thiếu việc chàng trai mang sính lễ đến nhà gái để chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái, đồng thời tập gọi bố mẹ xưng con.

Cũng trong lễ ăn hỏi, khi nhà trai mang sính lễ tới và được nhà gái chấp nhận, đồng nghĩa với việc công nhận chuyện gả con gái mình cho nhà trai. Kể từ giây phút ấy, đôi trai gái có thể đã được xem là vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ đến ngày cưới để công bố với hai họ nữa là hoàn tất. Hãy cùng Charming Flowers tìm hiểu xem trong đám hỏi ở nước ta sẽ chuẩn bị những gì nhé !

Vậy thì chính xác trong đám hỏi cần phải có đầy đủ những gì?

Đối tượng tham gia đám hỏi

Nhà Trai

Trừ trường hợp bất khả kháng, thì gia đình nhà trai phải có mặt đầy đủ chú rể, bố mẹ, ông bà và họ hàng, ngoài ra còn phải có thêm một số thành niên chưa vợ dùng để bê tráp. Theo thông tục, số lượng người bưng mâm quả phải là số lẻ và phải từ 3 người trở lên.

Nhà gái

Cũng giống như nhà trai, phía nhà gái phải có cô dâu và có mặt đầy đủ bố mẹ, ông bà và họ hàng tiếp đón nhà trai. Đội hình nhận lễ ăn hỏi phải là những cô gái chưa chồng, hai bên thống nhất trước số lượng bưng và nhận mâm quả sao cho phù hợp.

Sính lễ đám hỏi gồm những gì

Theo phong tục từ ông bà xưa để lại, trong lễ ăn hỏi không thể nào thiếu đi trầu – cau, bánh cốm, mứt sen, rượu – chè – thuốc lá, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới… Tùy vào mỗi vùng miền mà có thể thêm hoặc bớt một số lễ vật khác cho phù hợp.

Những điều cần biết về đám hỏi truyền thống của nước ta 1

Vì sao lại có sự xuất hiện của những lễ vật trên? Từ xưa, người ta thường quan niệm cặp bánh tượng trưng cho âm – dương, vậy nên trong lễ ăn hỏi không thể nào thiếu loại bánh phu thê và bánh cốm. Nếu như bánh cốm là âm thì bánh phu thê sẽ là dương.

Nếu không sử dụng hai loại bánh trên, ta có thể thay thế bằng bánh chưng và bánh dày, trong đó loại bánh chưng khá vuông vắn nên sẽ là âm, còn loại bánh dày tròn là dương. Dù là loại bánh gì đi chăng nữa, tất cả đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho sự vui mừng.

Có nhiều gia đình không sử dụng các loại bánh trên, họ lại thích dùng xôi gấc hoặc lợn quay để thay thế. Và dù chọn loại này đi chăng nữa, thì đây là những lễ vật không thể thiếu trong tục lệ cổ truyền. Hơn nữa, chất lượng và số lượng còn tùy thuộc kinh tế gia đình ra sao.

Thường thì người phía Bắc trong truyền thống sẽ có sự xuất hiện của lợn sữa quay, còn ở miền Nam có thêm chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông tai đính hôn. Một điều khá thú vị nhưng phải cực lưu ý, số lượng lễ vật phải là số chẵn nhưng lại được xếp vào trong số tráp bê lễ là số lẻ.

Những điều cần biết về đám hỏi truyền thống của nước ta 2

Sính lễ có thật sự quan trọng không? Tất nhiên là có rồi, nó được xem là vật chất thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công nuôi dưỡng dạy dỗ của cha mẹ cô gái. Hiểu một cách nôm na rằng, nhà trai có thêm người nhưng nhà gái lại mất đi một người. Ngoài ra, sinh lễ còn được biết đến là sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.

Nếu như xưa kia vật lễ dẫn cưới được xem là thiện chí của nhà trai đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí cho hôn sự. Tuy nhiên, thời đại bây giờ đã khác xưa nhiều, sinh lễ ngày nay có vai trò khá mờ nhạt, vì vậy mà không ít trường hợp thách cưới xảy ra, gây khó dễ cho nhà trai.