Đối với những người theo đạo Công Chúa nói chung thì việc tổ chức lễ cưới trong nhà thờ là một điều vô cùng quan trọng và mang ý nghĩa thiêng liêng khi đó là sự kết đôi của đôi trẻ sẽ được chứng giám và chúc phúc bởi Chúa và Cha xứ. Đối với những người không theo Đạo Công Giáo thì nghi thức này còn khá lạ lẫm. Hãy để Charming Flowers cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về những nghi thức làm lễ cưới trong nhà thờ.

1. Chọn ngày cử hành lễ hôn phối


Ngày được chọn diễn ra Thánh lễ Hôn phối sẽ do Cha xứ chọn dựa theo lịch Công giáo. Sau khi được ấn định ngày làm lễ Hôn phối, việc kết hôn của các cặp đôi sẽ được đọc lên trong các buổi lễ tại nhà thờ này. Việc rao hôn phối này có thể được thực hiện liên tục trong khoảng tầm từ 2-3 tuần trước ngày cưới diễn ra. Điều này để giáo Hội xem xét nếu biết đôi bạn này có gì thiếu minh bạch hoặc có người không phải độc thân thì phải đến trình cùng Cha xứ.

Cả cô dâu chú rể, đại diện của 2 bên gia đình và 2 người làm chứng hôn của 2 gia đình đều phải có mặt khi đến gặp Cha xứ xin được làm thủ tục đăng ký thực hiện Lễ hôn phối. Thời gian để gặp Cha xứ để lập thủ tục hôn phối là phải ít nhất 3 tháng trước ngày cưới

2. Chọn trang phục lễ cưới


Mặc dù nhà thờ không hề có quy định trang phục bắt buộc dành cho cô dâu chú rể, nhưng điều đó không có nghĩa là các cặp đôi có thể ăn mặc một cách tùy tiện khi cử hành thánh lễ. Thường thì các cô dâu hay chọn những những chiếc váy cưới kín đáo, có thêm kín tay, màu trắng và dài chạm đất để phù hợp với nơi tôn nghiêm và sự thiêng liêng của buổi lễ nay. Tuyệt đối phải tránh chọn những chiếc váy cúp ngực, khoét sâu hay quá hở hang được xem là bất kính

3. Trang trí nhà thờ trong ngày diễn ra thánh lễ Hôn phối


Công việc trang trí lễ cưới trong các thánh lễ Hôn phối sẽ được chính tay các hội đoàn, hội bà mẹ Công giáo, ca đoàn, thực hiện. Các cặp đôi cần liên hệ với trưởng ban hội đoàn giáo xứ để gửi chi phí trang trí và lễ vật. Nếu như bạn muốn nhà thờ trong ngày lễ được trang hoàng lộng lẫy hơn theo chủ ý của mình thì phải gặp Cha xứ để xin phép được bài trí như thế nào. Sau đó, bạn mới liên hệ đến trưởng hội đoàn phụ trách để họp bàn và thống nhất về thực hiện cách trang trí.

Ngoài ra bạn vẫn có thể thuê một địa điểm chuyên trang trí đám cưới tại nhà thờ giàu kinh nghiệm để tạo nên không gian lễ cưới vô cùng trang nghiêm và lỗng lẫy nhất.

4. Các nghi thức trong buổi lễ


Giống như một đám cưới truyền thống của người Việt thì lễ cưới trong nhà thờ cũng sẽ có những trình tự, nghi thức cố định mà nhà thờ đưa ra không được làm sai. Những trình tự cũng như nghi thức này sẽ được Cha xứ hướng dẫn cho cặp đôi luyện tập một lần tại nhà thờ trước ngày lễ Hôn phối diễn ra
Nghi thức dâng lễ, đọc sách thánh kinh, tiếp đến là dâng lời nguyện ước, làm phép trao nhẫn, đón nhận bí tích thánh thể là một trong nhất nhiều nghi lễ cưới tại nhà thờ
Để tránh trường hợp do tâm lý hồi hộp dẫn đến việc quên, hoặc nói vấp, ngập ngừng, làm ảnh hưởng đến thời gian và phá vỡ nghi thức linh thiêng, các bạn cần luyện tập nhiều lần ngay tại nhà thờ. Đồng thời, về nhà cũng cần phải ôn lại bài đọc sách thánh, học thuộc lời nguyện ước để thánh lễ được diễn ra suôn sẻ.

Nghi thức Ký tên sổ Hôn phối sẽ được thực hiện cuối cùng sau khi hoàn thành các lễ nghi đám cưới trong nhà thờ. Cùng với chữ ký của Cha xứ, chữ ký người chứng giám hôn phối, cô dâu chú rể đã chính thức nên vợ nên chồng mãi mãi không tsch rời.

Tổ chức một đám cưới trong khuôn viên nhà thờ mang giá trị tâm linh cao cả vì vậy càng cần các bạn chuẩn bị kỹ lưỡng càng tốt nhé cô dâu – chú rể. Hy vọng thông qua bài viết trên đây cả chàng và nàng có thể nắm vững tất cả những việc quan trọng cần làm để có một đám cưới trong nhà thờ tuyệt vời và đúng lễ nghi nhất của đạo Công Giáo.