Trong cuộc sống phát triển không ngừng như hiên nay, nhiều phong tục truyền thống của Việt Nam trong hôn lễ đã được giản lược đi một phần để mang lại sự đơn giản, tiện lợi cho 2 nhà. Tuy nhiên vẫn có một số nghi lễ từ xưa vẫn được duy trì cho đến bây giờ, cụ thể là lễ dạm ngõ. Nào hãy cùng Charming Flowers tìm hiểu về lễ dạm ngõ này và xem trong lễ này nhà trai cần chuẩn bị gì nhé.

Hôn nhân truyền thống của người Việt bình thường sẽ trải qua 6 lễ bao gồm: Nạp thái, Vấn danh, Nạp cát,Nạp tệ, Thỉnh kỳ , Thân nghinh. Trong đó, thì lễ nạp thái hay còn gọi lễ dạm ngõ là nghi thức đầu tiên của đôi trẻ để bước đầu về chung một nhà sau này. Do cuộc sống thay đổi không ngừng nên phong tục truyền thống trong hôn nhân đã được giản lược đi chỉ còn một nửa, chỉ còn bao gồm lễ dạm ngõ – lễ ăn hỏi và cuối cùng là lễ đón dâu.

1. Lễ dạm ngõ nhà trai sẽ cần chuẩn bị gì?


Trước khi tìm hiểu kỹ về phía nhà trai cần chuẩn bị gì cho lễ dạm ngõ, thì chùng ta cần hiểu rõ lễ dạm ngõ là gì trước? Lễ dạm ngõ là một trong những nghi lễ thuộc phong tục hôn nhân của người Việt từ ngàn đời nay. Mục đích của lễ dạm ngõ này là để bước đầu chính thức hoá quan hệ hôn nhân của hai bên gia đình.

Đây còn được xem như là lần đầu tiên cha mẹ hai bên gặp mặt nhau để tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, gia phong cũng như điều kiện của gia đình đôi bên như thế nào. Nhà trai sẽ đến xin đặt vấn đề trước với nhà gái để đôi trẻ được chính thức tìm hiểu nhau một cách kỹ trước khi quyết định tiến đến hôn nhân.

Và cũng trong ngày này, nhà trai sẽ mang lễ vật, trầu cau rượu trà sang thưa chuyện với bên nhà gái. Ở lễ dạm ngõ, cô dâu chú rể chưa cần mặc lễ phục cưới mà chỉ cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự là được.

Lễ dạm ngõ của ngày nay đã được đơn giản hơn nhiều nên các lễ vật nhà trai cần chuẩn bị cũng không quá ư phức tạp. Chỉ cần một cơi trầu cau, chè, rượu thuốc, một ít bánh kẹo và hoa quả loại tốt là được. Tuy nhiên, ở những vùng miền khác nhau thì lễ dạm ngõ sẽ có một chút thay đổi cụ thể như sau.

Lễ dạm ngõ ở miền Bắc
Những lễ vật bên nhà trai cần chuẩn bị sẽ gồm trà, rượu, một ít bánh trái và trầu cau. Đặc biệt hơn, số lượng các món đồ này phải đều là số chẵn nhé.

Lễ dạm ngõ ở miền Trung
Lễ vật các bạn nên chuẩn bị cho nghi thức này ở miền Trung còn đơn giản hơn, chỉ cần khay trầu cau và một chai rượu lễ gói giấy kiếng đỏ. Người miền Trung vẫn thường gói thêm trong lễ vật sản vật đặc trưng của địa phương để làm quà biếu cho bên nhà gái. Chẳng hạn như lễ vật của người xứ Bình Định, Phú Yên chẳng thể nào thiếu được gói bánh Hồng nổi tiếng đặc sản.

Lễ dạm ngõ ở miền Nam
Lễ dạm ngõ ở miền Nam còn có tên khác là đám nói, lễ nói. Người miền Nam hay chuẩn bị lễ vật là một cặp trà, cặp rượu được gói giấy đỏ một cách trịnh trọng. Thêm vào đó là một dĩa trầu têm hình cánh phượng và mâm ngũ quả bắt mắt.
Tuy nhiên, dù là ở bất cứ đâu thì lễ vật của cả ba miền Bắc-Trung-Nam đều có một điểm chung là được chuẩn bị kỹ càng và cẩn thận. Các món đồ đều là thứ đẹp nhất và tốt nhất như một sự tôn trọng mà gia đình bên này gửi tặng đến nhà thông gia tương lai.

2. Thời điểm tổ chức lễ dạm ngõ?


Ở Việt Nam, đều không quá khắt khe với những thủ tục tổ chức cho lễ dạm ngõ. Các gia đình có thể chọn ngày lành tháng tốt hoặc không cần đi cũng không sao. Quan trọng là cả hai bên phải tìm được một ngày thích hợp với thời gian của cả hai bên gia đình để có thể sắp xếp chuẩn bị chu đáo và thuận tiện nhất.

Một lời khuyên quan trọng dành ba mẹ cô dâu chú rể cần lưu ý là ngày thực hiện lễ dạm ngõ cần được thoả thuận trước với bên nhà gái để hai gia đình có thời gian sắp xếp công việc, tránh xảy ra những sai sót gây mất lòng đôi bên ngay từ đầu.

Đối với một lễ dạm ngõ, thì việc chọn hay xem ngày không phải là điều quan trọng nhất. Điều cần phải chú ý nhất là cặp đôi phải tìm hiểu thật kỹ cách sinh hoạt hằng ngày cũng như nếp sống của hai bên gia đình để có cách ứng xử sao cho phù hợp.

Vậy thì lễ dạm ngõ trước khi cưới bao lâu? Thông thường thì lễ dạm ngõ sẽ được chuẩn bị trước lễ ăn hỏi và đám cưới tầm khoảng 2 tháng.

Hy vọng các bạn đã hiểu được phần nào nghi thức về buổi lễ dạm ngõ cũng như những lễ vật cần phải chuẩn bị sao cho đầy đủ theo từng vùng miền. Dù đây không phải lễ quá lớn trong phong tục hôn nhân Việt Nam nhưng cũng cần được chuẩn bị kỹ càng để thể hiện được sự hiếu khách, tôn trọng mà cả hai bên gia đình dành cho nhau. Đặc biệt hơn chuẩn bị lễ dạm ngõ chu đáo còn thể hiện sự nghiêm túc muốn tiến tới hôn nhân của cặp đôi và ba mẹ hai bên gia đình.